Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ cây phân xanh, che bóng, chắn gió. Những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước chân đồi, bể chứa nước hệ thống tưới nước, hố ủ phân trên đồi.
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái cây chè cao sản, sản xuất tại Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất cây chè cao sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: 3 năm
- Năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh: Từ 18 - 20 tấn/ha.
II. GIỐNG VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
1. Các giống chè cành cao sản: Bao gồm các giống TB14, LĐ97, LDP1, LDP2, PH1,…
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 18-25
0C.
- Độ ẩm và lượng mưa: Độ ẩm không khí 80-85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500-2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển. Tại Lâm Đồng tuy lượng mưa lớn nhưng tập trung từ tháng 5-11, còn lại các tháng mùa khô cây chè bị thiếu nước vì vậy chống hạn trong mùa khô cho cây chè và hạn chế sói mòn trong mùa mưa cần được quan tâm chú ý.
- Đất trồng: Tỷ lệ mùn tổng số >2%, pH
kcl = 4,5-5,5, tầng đất dày >0,8m trở lên. Kết cấu tơi xốp, độ dốc bình quân không quá 15
0.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
1. Thiết kế hàng chè và lô chè: Tùy theo địa hình đất để thiết kế lô trồng chè phù hợp biến động từ 0,5-2 ha/lô, dựa trên nguyên tắc hạn chế xói mòn, rửa trôi. Nơi đồi có độ dốc bình quân dưới 6
0 (cục bộ có thể tới 8
0) thiết kế hàng thẳng theo đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô. Độ dốc trên 6
0 bố trí theo đường đồng mức, cục bộ bố trí theo kiểu bậc thang.
2. Chuẩn bị đất: Đất trồng chè yêu cầu phải đảm bảo độ sâu, được san ủi nơi có độ dốc cục bộ, không có đá và gốc cây to, được phơi ải, sạch cỏ dại.
Thời gian làm đất vào cuối mùa mưa năm trước, đầu mùa khô để có thời gian phơi ải, tăng độ phì và diệt mầm mống sâu bệnh, đối với đất mới khai hoang ít mùn, đất phục hóa nên một vụ cây phân xanh cải tạo đất trước khi trồng, cây phân xanh là cây có khả năng cải tạo đất, tốt nhất là các cây họ đậu làm phân bón, tăng chất dinh dưỡng cho cây. Sau khi làm đất, gieo một vụ cây phân xanh (muồng lá nhọn, cốt khí, các loại đậu...lượng gieo 10-12kg hạt/ha; gieo vào tháng 2-3). Trước khi trồng chè được 1 tháng cắt toàn bộ hàng cây phân xanh giữa 2 hàng chè vùi dưới rãnh + phân chuồng + phân lân lấp đất chờ trồng chè. Làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi dốc cục bộ. Cày sâu lật đất 35-40cm. Trường hợp không thể cày sâu, cuốc lật toàn bộ để đất được ải, xốp, diệt cỏ dại.
3. Bón phân lót: Lượng bón đạt yêu cầu từ 18-20 tấn hữu cơ chuồng hoai (đất xấu bón nhiều) và 1.000kg lân/ha (dùng lân nung chảy hoặc Super lân). Đối với các loại phân hữu cơ lượng phân bón lót từ 4,5-5 tấn/ha. Bón trước khi trồng 20-30 ngày, sau khi bón tiến hành đảo phân lấp hố cách mặt đất 7-10 cm.
4. Thời vụ trồng: Từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 30 tháng 8, tốt nhất trồng trong tháng 6.
5. Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy điều kiện đất đai, mức độ đầu tư thâm canh và trình độ canh tác, nên trồng theo khoảng cách 1,5m x 0,8m; mật độ 8.333 cây/ha hoặc 1,4m x 0,8m; mật độ 8.928 cây/ha.
6. Kỹ thuật trồng: Trước khi cuốc hố cần định trước khoảng cách cây và cây, nên dùng dây thiết kế theo hàng, cắm tiêu. Cuốc ngay tâm tiêu với kích thước hố 30x30x30cm và cuốc theo hàng đã được thiết kế, sâu 25-30cm để trồng
Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: Cây con đạt 8-10 tháng tuổi; có 6-8 lá thật trở lên, chiều cao cây tính từ mặt bầu ³ 25cm thân mọc thẳng; đường kính thân³ 2,5mm có 1/3 thân đã hóa gỗ; cây không bị sâu, bệnh dị hình, không biểu hiện sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng: Rải phân chuồng + lân chia đều các hố, mỗi hố rải 1 cây. Dùng cuốc trộn đất và phân, dao rạch bỏ túi nilon, tránh bị đứt rễ, không làm bầu vỡ cây chè dễ bị chết. Đặt cây thẳng hàng theo chiều gió rồi lấp đất chặt xung quanh hố. Trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất 2-3cm, nếu trồng sâu sẽ bị mối ăn hoặc quá cạn bị gió lay làm chết cây. Trồng xong rải hoặc phun thuốc trừ mối vào gốc bằng Vibasu 10H, Diaphos10H, Vibam từ 25-30kg/ha.
7. Trồng dặm:
Dặm năm trồng: Dặm kịp thời những cây bị chết, cây yếu bằng những cây cùng tuổi, cùng độ cao, tính lượng cây dặm khoảng 5% số cây trồng.
Dặm chè KTCB: Chăm sóc năm I, II chè vẫn chết nên phải trồng dặm.
Cây trồng dặm: Chọn những cây tốt nhất, trồng dặm phải cuốc hố rộng và bón phân lót đầy đủ. Chú ý chế độ chăm sóc đặc biệt cho những cây trồng dặm, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển đuổi kịp các cây trồng trước đó.
8. Trồng cây che bóng, chắn gió:
- Cây phân xanh: Trồng cây che bóng tạm thời bằng muồng hoa vàng. Khi trồng chè được 1 tháng, cây phân xanh gieo giữa hàng chè khoảng cách 1m/hố, khi cây chè phát triển phá dần ép cây phân xanh làm phân. Ngoài ra trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, khoảng cách giữa 2 hàng chè đất còn trống cần có cây trồng xen để giữ ẩm cho đất vào mùa khô, hạn chế xói mòn trong mùa mưa, khống chế cỏ dại, có nguồn phân xanh bổ sung chất hữu cơ cho đất, cây trồng xen tốt nhất là cây họ đậu như lạc, đậu tương.
- Cây chắn gió: Xung quanh lô, trồng các loại cây muồng đen, keo lá tràm, keo tai tượng. Khoảng cách giữa các hàng 40-50m, trồng hàng kép nanh sấu, cây cách cây 3 ma, nên bố trí hàng chắn ngang hướng gió chính.
- Cây che bóng cần có sức sinh trưởng mạnh, không có cùng đối tượng sâu bệnh như cây chè, là cây thân gỗ cao như muồng đen, keo dậu, keo tây, trồng 20 x 20m/cây. Ngoài ra có thể trồng xen cây ăn trái như sầu riêng ghép vừa che bóng vừa tăng hiệu quả kinh tế, mật độ trồng xen là: 12x14m (60 cây/ha).
9. Làm cỏ:
- Chè thời kỳ KTCB: Giữ cho vườn chè luôn sạch cỏ, cỏ trong gốc chè nhổ bằng tay. Mỗi năm phải làm cỏ từ 4-6 lần; kết hợp xới xáo với các lần làm cỏ, bón phân. Tiến hành tủ giữ ẩm vào cuối mùa mưa hàng năm (tháng 11-12) nhưng không được lấp gốc. Thông thường tủ cách gốc 5-7cm tránh mối phá hại.
- Chè thời kỳ kinh doanh: Làm sạch cỏ từ 4-6 lần/năm, mùa khô dãy cỏ gom vào gốc, mùa mưa dãy cỏ gom ra ngoài hàng chè. Mùa mưa kết hợp dùng thuốc hóa học để diệt đúng đối tượng cỏ dại theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
10. Kỹ thuật bón phân:
Năng suất thu hoạch của cây chè là búp và lá non, mỗi ha chè cành thu hoạch bình quân giai đoạn kinh doanh từ 18-20 tấn/ha vì vậy lượng dinh dưỡng cây lấy đi của đất khá nhiều, nếu không bổ sung đầy đủ cây chè sẽ sinh trưởng kém, năng xuất giảm.
- Bón phân chè trồng mới: Sau khi trồng bón nhử 69kg N + 50kg K
2O/ha tương đương với lượng phân thương phẩm 150kg urê + 83kg KCL chia làm 10 lần bón (trung bình 15 ngày một lần), khi bón nhử, phải bón cách gốc > 10cm.
- Bón phân cho chè KTCB: (Tính theo kg/ha)
Tuổi chè |
Loại phân |
Số lượng (kg/ha) |
Số lần bón |
Thời gian bón (Tháng) |
Phương Pháp bón phân vô cơ |
Chè 1 tuổi |
Hữu cơ
Ure
KCL
Supe lân |
10.000
850
215
800 |
01
12
12
01 |
Chia lượng phân bón 1 tháng/lần Riêng H/cơ + lân bón tháng 5-6 |
Trộn đều các loại bón sâu 6-8 cm cách gốc 20-30 cm lấp đất kín. |
Chè 2 tuổi
(đốn tạo hình lần 1) |
Hữu cơ
Ure
KCL
Supe lân |
10.000
1.000
255
950 |
01
12
12
01 |
Chia lượng phân bón 1 tháng/lần . Riêng H/cơ+ lân bón tháng 5-6 |
Trộn đều các loại bón sâu 6-8 cm cách gốc 30 cm lấp đất kín. |
Chè 3 tuổi |
Hữu cơ
Ure
KCL
Supe lân |
15.000
1.200
305
1.000 |
01
12
12
01 |
Chia lượng phân bón 1 tháng/lần . Riêng H/cơ+ lân bón tháng 5-6 |
Trộn đều các loại bón sâu 6-8 cm cách gốc 30 cm lấp đất kín. |
Lưu ý: Với chè mới trồng hoặc KTCB phải bón cách xa gốc > 10cm. Thường xuyên thay đổi các loại phân không nên bón quá nhiều đạm và lân vì đất dễ bị chua và chai cứng.
- Bón phân cho chè kinh doanh:
+ Phân đa lượng: Tùy theo điều kiện đất đai (hàm lượng mùn, dinh dưỡng khoáng, mức năng suất thu hoạch) áp dụng bón phân N:P:K theo tỷ lệ 3:1:1, với lượng 30kg N/tấn sản phẩm chè búp tươi. Lượng phân cụ thể như sau:
Khối lượng phân nguyên chất:
Mức năng suất (tấn/ha) |
N (kg/ha) |
P2O5(kg/ha) |
K2O (kg/ha) |
<20 |
599 |
181 |
203 |
≥20-25 |
760 |
231 |
251 |
≥25-30 |
898 |
280 |
299 |
> 30-40 |
1.198 |
412 |
398 |
Khối lượng phân nguyên chất quy thành phân thương phẩm:
Mức năng suất (tấn/ha) |
Urê (kg/ha) |
Super lân (kg/ha) |
Kaliclorua(kg/ha) |
< 20 |
1.300 |
1.130 |
340 |
≥20 – 25 |
1.650 |
1.445 |
420 |
≥25 – 30 |
1.950 |
1.750 |
500 |
> 30 – 40 |
2.600 |
2.575 |
665 |
* Cách bón:
Phân đạm bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70-80%, vùi sâu 6-8 cm, bón 5-6 lần/năm, từ tháng 4-11; Phân Urê có thể thay bằng phân phân đạm SA.
Lân bón vào đầu vụ (tháng 4-5) 1 lần cùng với các phân khác; Super lân có thể thay bằng phân lân nung chảy
Kali bón cùng phân đạm, clorua kali (KCL) thay bằng sunfat kali (K
2SO
4)
Hàng năm nên thay đổi các dạng phân hoặc phối hợp theo tỷ lệ thích hợp để không làm dư thừa các chất có trong phân mà cây không hấp thụ. Cũng có thể dùng phân hỗn hợp NPK.
+ Phân trung, vi lượng: Vùng trồng chè ở Lâm Đồng trên đồi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên các yếu tố vi lượng bị rữa trôi làm cho đất bị thiếu hụt vi lượng, nhất là magiê, kẽm. Việc cung cấp chất vi lượng có thể thông qua bón phân hữu cơ, một phần trong phân hóa học nhưng với hàm lượng rất thấp. Dạng vi lượng thường dùng cho chè là Sunfat magiê (MgSO
4) và Sunfat kẽm (ZnSO
4).
Lượng bổ sung: Bón gốc phối trộn tỷ lệ 50kg MgSO
4 và 3,5kg ZnSO
4.
+ Phân hữu cơ: Không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh.
Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P
20
5 0,3%; K
20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm.
Lưu ý: nên bón tăng lượng phân hữu cơ sinh học trên nền đất hữu cơ kém hàm lượng chất hữu cơ < 2,5%.
Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20-25 tấn/ha, 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.
+ Phân bón lá: Khi đã bón cân đối các loại phân cho cây chè (phân gốc) để ổn định năng suất và nâng cao chất lượng chè thành phẩm, nên dùng các loại chế phẩm dinh dưỡng bón qua lá. Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Phun ngay sau lứa hái (2- 3 lứa hái/lần), phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa.
11. Tưới nước: Yêu cầu tưới nước của cây chè trong mùa khô, tuy không nhiều nhưng nếu được tưới thì năng suất búp sẽ tăng nhất là đồi với chè cành có bộ rễ ăn nông. Tùy điều kiện để áp dụng các cách tưới như tưới tràn, tưới phun mưa...làm sao đảm bảo yêu cầu nước và có hiệu quả kinh tế. Trong mùa khô nếu có điều kiện cứ khoảng 20-25 ngày tưới 1 lần, mỗi lần 500-700m
3 nước/ha.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:
A. Sâu hại:
1. Bọ xít muỗi
(Helopeltis theivora Waterhouse)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi (BXM) dùng vòi chích hút nhựa búp chè, tạo nên những vết châm hình tròn lúc đầu có màu xanh nhạt sau chuyển thành màu nâu đậm. Cả bọ xít trưởng thành lẫn bọ xít non đều chích hút nhựa cây chè. Khi mật độ cao, sâu non của bọ xít mỗi gây ra hiện tượng chè bị cháy đen do các vết chích quá dày. Búp chè bị BXM chích hút nhiều bị nám đen, cong queo không có giá trị thương phẩm, ảnh hưởng đến những lứa búp sau, làm chậm lại sự phát triển của cây. BXM phát triển thích hợp nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25-28
0C, ẩm độ trên 90%, vì thế chúng thường hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngày âm u BXM hoạt động mạnh hơn ngày nắng, đặc biệt những ngày mưa to BXM xuất hiện hàng loạt và phá hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Dọn sạch cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm quanh nương chè. Bón phân cân đối NPK, không bón quá nhiều đạm, tăng cường Kali vào thời điểm BMX gậy hại. Khi chè bị hại nặng nên xiết chặt lứa hái, hái kỹ những búp bị hại để thu gom và tiêu diệt trứng. Tỉa cao các cành cây bóng mát và chắn gió xung quanh vườn chè. Trồng các giống kháng hay ít nhiễm BXM như LD97, mật độ trồng vừa phải có chế độ tỉa cành, tạo tán hợp lý.
+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch của BXM như chuồn chuồn, bọ ngựa và các loại ong ký sinh, ….
+ Biện pháp hóa học: Thường xuyên kiểm tra, phun thuốc khi BXM nở rộ, búp chè bắt đầu có những vết chấm nhỏ. Sử dụng các loại thuốc gốc Dinotefuran (
Oshin 100SL); Emamectin benzoate (
Dylan 2EC, Map Winner 10WG); Thiamethoxam (
Actara 25WG, Apfara 25WG), ...nhằm ngăn chặn kịp thời. Nếu phun trễ bọ xít muỗi đã phá hại trên diện rộng hay đang giai đoạn trưởng thành thì hiệu quả sẽ kém. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
2. Rầy xanh
(Empoasca flavescens Fabr)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy non và rầy trưởng thành chích hút nhựa cây chè ở phần búp và lá non, vết chích theo đường gân chính và gân phụ của lá li ti như kim châm. Các vết chích dày đặc của rầy cản trở sự vận chuyển của nước và dinh dưỡng lên búp làm búp bị cong queo và khô đi, các lá non gặp ngày nắng nóng khô dần từ đầu đến nách lá. Do sợ ánh sáng trực xạ nên ban ngày phần lớn rầy nấp dưới tán là hoặc phần khuất ánh nắng mặt trời. Khi bị động, rầy bò ngang hoặc nhảy lẩn trốn khá nhanh, một số rầy trưởng thanh bay lên. Rầy non mới nở rất chậm chạp, rầy tuổi 3-4 nhanh nhẹn hơn. Trong một vùng, các nương chè non, mới bật mầm sau đốn, chè xanh tốt, cỏ nhiều thường bị rầy gây hại nặng hơn nương chè già sạch cỏ. Chè nơi khuất gió bị hại nặng hơn nơi thoáng gió.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Dọn sạch cỏ dại, bón phân cân đối, không trồng các cây che bóng, cây chắn gió là ký chủ của rầy. Chọn thời điểm đốn, hái chè thích hợp để tránh búp chè ra rộ trùng với thời điểm phát sinh của rầy xanh. Hái kỹ búp chè bị rầy trưởng thành đẻ rộ để hạn chế trứng rầy.
+ Biện pháp hóa học: Khi thấy trên vườn chè có mức độ trứng rầy cao, đợi đa số rầy nở đến tuổi 1-2 thì xịt thuốc. Sử dụng các loại thuốc gốc Thiamethoxam (Actara 25WG); Dinotefuran (Oshin 100SL); Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Proclaim 1.9EC, Tasieu 1.0EC, 1.9EC) phun trực tiếp vào búp chè khi rầy rộ. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
3. Nhện đỏ
(Oligonnychus cofeae niet)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nhện hút chất dinh dưỡng của chè chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ, làm cây sinh trưởng chậm, lá mau rụng, cây chè chậm ra lá non. Thời tiết khô hạn thuận lợi cho sự phát triển của nhện đỏ. Trong điều kiện tại Lâm Đồng, nhện phát sinh gây hại nặng trong khoảng từ tháng 1-4, nặng nhất tháng 2, 3, mùa mưa mức độ nhện thường rất thấp do bị mưa rửa trôi.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Tưới phun trong mùa khô, cành lá ở vườn nhiễm nhện sau khi đốn phải thu gom, trồng cây che bóng họ đậu vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa hạn chế tác hại nhện đỏ.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc gốc Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Angun 5WG, Newmectin 0.2 ME) hoặc các thuốc có gốc sinh học Abamectin (Silsau 10WP, Abatox 1.8EC; Plutel 0.9 E), ….
4. Bọ cánh tơ
(Physothrips setiventris Bagn)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bọ cánh tơ thường gặp hút chất dinh dưỡng ở lá non, nhất là khi lá chè chưa nở (tôm chè), vì thế khi lá xòe ra, triệu chứng gây hại của bọ cánh tơ thể thiện ở mặt dưới lá, hai vệt màu xám song song với gân chính. Tôm chè bị bọ cánh tơ hại thường sần sùi, cứng dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị nặng chè bị rụng là, nhất là chè con. Bọ non sống tập trung ở búp và gân lá non, ít di chuyển. Thời thiết ẩm và không lạnh lắm thích hợp cho đời sống của bọ cánh tơ. Chè dãi nắng thường bị hại nặng hơn chè trồng trong bóng râm. Ở Lâm Đồng, bọ cánh tơ thường xuất hiện nặng vào tháng 3-4 và tháng 7-9.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Hàng năm cày xới xáo để diệt nhộng trong đất. Lấp kín bộ rễ chè, nếu rễ chè hở ra ngoài nhiều nương chè sẽ bị bọ cánh tơ phá hoại. Trồng cây che bóng, thu hái đúng lúc, hái hết lá và búp non để giảm mật độ bọ cánh tơ.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc các loại thuốc có hoạt chất như: Abamectin (Javitin 36EC, Tungatin 1.8 EC, 3.6 EC …), Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Emaben 2.0ME, 3.6WG, Tungmectin 1.0EC, 1.9EC) …
5. Sâu cuốn lá non
(Gracillaria theivora Walsingham)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu non mới nở chui vào biểu bì và gặm chất xanh của lá, khi lớn hơn bò ra ngoài cuốn mép lá thành tổ để ẩn nấp, sức ăn của sâu lúc này khá mạnh, lá chè có thể bị ăn khuyết. Sâu non rất nhạy cảm với tiếng động, khi thấy động, sâu nhanh chóng rới khỏi tổ, nhả tơ treo mình xuống thấp để ẩn nấu, Búp chè bị sâu hại phát triển chậm, giảm phẩm chất chè thương phẩm. Ở Lâm Đồng, sâu phát triển mạnh vào thời điểm giữa mùa khô và mùa mưa (tháng 3-5).
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác và sinh học: Sâu non bị rất nhiều các loài ong ký sinh họ
Eulophidae, Bethylidae…nhộng cũng bị ký sinh bởi loài
Angitia sp…Vì vậy cần chú ý các biện pháp kỹ thuật để duy trì thiên địch trong tự nhiên. Thường xuyên vệ sinh tạo thông thoáng cho nương chè.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc gốc Azadirachtin (VSN 10AS); Abamectin (Dipel 6.4WG) hoặc Citrus oil (MAP Green 3SL, 6SL).
6. Bọ hung nâu (
Maladera Orientalis Motch)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bọ hung nâu (BHN) xuất hiện nhiều ở vùng chè Lâm Đồng. Một số quan sát bước đầu cho kết quả: BHN thân dài 3-5mm, rộng 2,5-3,5mm. Các pha phát dục: trứng, sâu non đều nằm trong đất, trưởng thành lên cây gây hại. BHN thường gây hại nặng trên chè kiến thiết cơ bản hoặc chè đốn. Đầu mùa mưa (tháng 4-5) BHN xuất hiện nhiều nhất. Ban ngày BHN chui xuống đất nằm tập trung quanh tán chè, ban đêm (tập trung nhiều nhất từ 18-21 giờ) lên ăn khuyết toàn bộ lá non và búp chè, chỉ chừa lại gân lá. Những vườn bị BHN gây hại nặng, chè gần như ngừng sinh trưởng từ 2- 3 tháng, vườn chè bị hại biến thành màu nâu.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Trồng cây phân xanh mật độ cao giữa các hàng chè thời kiến thiết cơ bản. Xác định thời vụ đốn thích hợp.
+ Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có thuốc trong danh mục thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bọ hung nâu hại chè. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo thuốc hóa học gốc Chlorpyrifos Methyl (Sago-Super 3GR) rãi quang gốc chè với liều lượng 50-70 kg/ha; hoặc phun (Sago-Super 20EC) với liều lượng 1,0-1,25 lít/ha, lượng nước phun 400 lít/ha, ngừng sử dụng thuốc trước thu hoạch 14 ngày. Khi sử dụng thuốc Sago-Super 3GR, 20EC đại trà, cần dùng thử trên diện tích hẹp để đánh giá hiệu lực thuốc và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.
7. Mọt đục cành chè
(Xyleborua Camerunus)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Là sâu hại đặc thù của chè, trong thời gian gần đây là một trong những đối tượng gây hại quan trọng nhất. Mọt đục cành có mỏ ngắn, toàn thân màu đen. Chiều dài từ 1-1,7mm, rộng 0,5-2mm. Con cái có màu đen bóng, con đực màu nâu nhạt, con cái để trứng cuối đường hầm. Trung bình một con cái đẻ từ 30-50 trứng tuỳ theo điều kiện ngoại cảnh. Vòng đời của mọt đục cành từ 30-35 ngày. Mọt đục lỗ chui vào cành chè sinh sống, đục khoét thành đường ngoằn ngoèo trong thân và cành chè, những đường hầm không định vị nhất định, mọt đục cành thải mạt cưa ra ngoài. Cây chè bị hại có hiện tượng héo kéo dài vào mùa khô, ngừng sinh trưởng hoặc chết sau đốn do mạch gỗ bị cắt đứt từng đoạn. Mọt gây hại trên giống PH1, TB14 nhiều hơn các giống chè khác.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Trồng cây che bóng phù hợp.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc cộng hợp 16BTN để phòng trừ. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. Chú ý phun đẫm nước thuốc vào trong gốc và cành cấp 1 của cây chè.
B. Bệnh hại:
1. Bệnh phồng lá chè
(Exobasidium vexans Masse)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Lúc đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu vàng nhạt xung quanh vết bệnh bóng lên bất thường. Sau một thời gian, vết bệnh lớn dần, mặt trên lõm xuống. Mặt dưới lá phồng lên, trên vết phồng phủ một lớp phấn màu trắng. Cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu nâu, vết phồng khô xẹp xuống. Bệnh tập trung chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá non, đôi khi trên trái non, cành non làm cành bị chết khô. Nấm gây bệnh
Exobasidium vexans Masse thuộc lớp nấm đảm. Bào tử hình bầu dục không màu. Bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Từ khi xâm nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh là 3-4 ngày. Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 15-20
0C, ẩm độ >85%. Ở nhiệt độ 11-12
0C bệnh phát triển chậm và nhiệt độ trên 25
0C bệnh ngừng phát triển. Ở Lâm Đồng, bệnh gây hại chủ yếu trong khoảng tháng 9-12 dương lịch. Bệnh thường nặng ở những vườn chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, ẩm thấp.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Thu hái kỹ búp và lá bị bệnh, vệ sinh vườn chè thường xuyên, sạch cỏ, thông thoáng. Bón phân cân đối N-P-K. Tăng cường Kali trong thời điểm thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc gốc Imibenconazole (Manage 5WP); Ningnanmycin (Diboxylin 4 SL) Trichoderma spp.+ K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin (Fulhumaxin 6.15 SC) hoặc Chitosan (Olisan 10DD); .... Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. Có thể phun liên tiếp 2 lần liên tục cách nhau 5-10 ngày khi thấy có thể khống chế được bệnh.
2. Bệnh chấm xám
(Pestalozzia theae Sawada)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ màu nâu thường ở mép lá, sau lan rộng rất nhanh ra khắp mặt lá. Vết bệnh có hình lượn sóng, ngoài cùng có một viền màu nâu đậm khá rõ. Bệnh nặng có thế làm cháy cả lá, trong vườn ươm bệnh làm rụng lá mẹ, chết cây con. Bào tử màu nâu sẫm, có 3 ngăn. Đầu nhỏ bào tử có một lông, đầu lớn có ba lông. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-25
0C, ẩm độ cao. Trong năm, bệnh gây hại nhiều vào mùa mưa (từ tháng 5-10); mùa khô (tháng 12-3) bệnh giảm rõ rệt.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn chè, thu gom, xử lý triệt để thân, lá bị bệnh. Trong vườn ươm khi bệnh mới phát sinh có thể dùng kéo cắt vết bệnh đem đốt để tránh lây lan.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc gốc Cucuminoid + Gingerol (Stifano 5.5SL); Oligosaccharins (Tutola 2.0AS); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP); Chlorothalonil (Daconil 75WP). Phun ngay khi bệnh mới xuất hiện vào đầu mùa mưa. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
3. Bệnh thối búp chè
(Collectotrichum theae Petch)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh thường xuất hiện ở lá, búp non, cuống lá và cành non. Vết bệnh lúc đầu bằng đầu kim, màu đen, sau loang rộng ra, có khi dài tới 2cm, bệnh nặng làm cả búp bị khô. Sợi nấm màu trắng. Bào tử nấm không màu, hình hạt đậu. Bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Nấm bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ khoảng 27
0C, ẩm độ trên 90%. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng vào mùa mưa (tháng 7-10). Vườn ươm thường bị bệnh nặng hơn vườn chè hái. Vườn trồng bón nhiều phân đạm rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Giống PH1 và LDP1 bị thối búp phần chừa nặng hơn các giống chè Shan (TB14, LD97).
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối NPK, tăng lượng phân Kali trong thời kỳ bệnh phát triển mạnh. Tạo thông thoáng trong vường ươm. Phát hiện bệnh sớm vào tháng 7-10.
+ Biện pháp hóa học: Khi bệnh mới xuất hiện cần sử dụng các loại thuốc gốc Citrus oil (MAP Green 3SL); Eugenol (Genol 0.3 SL, 1.2SL); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP); Chitosan (Stop 15WP); ... phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện ở đầu mùa mưa. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
4. Bệnh đốm nâu
(Thán thư – Colletotrichum camelliae Masse)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh chủ yếu hại lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh có màu nâu, không có hình dạng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, giữa vết bệnh lá bị khô có màu xám tro. Xung quanh vết bệnh biểu bì lá bị sưng lên dễ thấy. Bệnh nặng làm lá bị khô và rụng hàng loạt. Nấm gây bệnh
collectotruchim camelliae có khối phân sinh bào tử là những hạt nhỏ màu đen trên vết bệnh, cành phân sinh bào tử có hình gậy, không màu, trên đỉnh phân sinh bào tử có hình thoi dài. Bào tử phát tán nhờ gió, mưa …. Xâm nhiễm vào lá chè. Sau 5-15 ngày kể từ khi bắt đầu xâm nhiễm thì vết bệnh xuất hiện. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện 25-30
0C, ẩm độ cao, nên bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong mùa mưa (tháng 7-9), nhất là sau những đợt mưa kéo dài.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Dọn sạch lá khô rụng, cỏ dại ở vườn chè để tiêu diệt nguồn bệnh. Bón đủ phân, cân đối NPK.
+ Biện pháp hóa học: Dùng các loại thuốc gốc Difenoconazole + Propiconazole (Tilt super 300EC) hoặc Chitosan (Stop 15WP). Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
5. Bệnh tảo
(Cephaleuros virescens Kunzel)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Tảo
Cephaleuros virescens gây hại chủ yếu trên lá chè già, cành bánh tẻ phần giò gà ở những năm trước và sau lứa hái trước. Lúc đầu vết bệnh là một chấm tròn nhỏ màu vàng nâu, sau loang dần ra thành vết hình tròn hoặc vô định. Vết bệnh hơi lồi lên, trên có một lớp nhung mịn. Bệnh thường phát sinh trên những vườn chè ẩm thấp, thông gió không tốt. Bệnh gây hại trong mùa mưa nhiều hơn.
- Biện pháp phòng trừ: Quản lý tốt và làm sạch cỏ dại, bón phân hợp lý. Những vườn có cây che bóng cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng để diệt tảo.
6. Bệnh dán cao
(Septobasidium theae)
- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Là bệnh đặc thù trên vùng chè Lâm Đồng, vết bệnh như tấm vải nỉ bám thành từng mảng mịn xung quanh cành chè. Bệnh thường xuất hiện trên cành già. Đoạn cành bị bệnh sưng loét, mạch gỗ và mạch libe bị tắc làm cây chè ngừng sinh trưởng. Những vườn chè TB14 hiện đang bị bệnh này gây hại khá nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, không để quá chu kỳ đốn.
+ Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có loại thuốc nào trong danh mục thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bệnh dán cao trên cây chè. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo loại thuốc gốc đồng Copper Hydroxide (Champion 77WP) hoặc hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil Gold 68WP) pha đặc quét lên thân, cành. Trước khi sử dụng đại trà, cần dùng thử trên diện tích hẹp để đánh giá hiệu lực của thuốc và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.
V. ĐỐN CHÈ:
1. Đốn chè giai đoạn KTCB: Đốn chè là khâu kỹ thuật đặc thù của sản xuất chè kinh doanh, đây là biện pháp vô cùng quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng. Tùy theo tình hình sinh trưởng, tuổi vườn cây mà có cách đốn thích hợp.
- Tạo hình lần 1: Sau khi trồng để chè phát triển tự nhiên, một năm sau cây chè đạt đường kính thân hơn 1cm, dùng dao cắt thân chính độ cao từ 25-30cm tùy từng cây, chủ yếu cắt ở trên phân cành, các cành cấp 1, 2 cắt ở độ cao 50-55cm.
- Đốn tạo hình lần 2: Sau khi tạo hình lần 1 được 2 năm thì tạo hình lần 2 (chè đủ 3 tuổi) độ cao vết đốn 45-50cm.
2. Đốn chè giai đoạn kinh doanh:
- Đốn lửng: Chè kinh doanh 3 năm đốn 1 lần, đốn cách vết cũ từ 3-5cm. Đốn độ cao cách mặt đất 60-65cm.
- Đốn đau: Sau nhiều lần đốn lửng chè già cỗi sinh trưởng kém sâu bệnh phá hại nặng thì đốn đau. Vết đốn cách mặt đất 40-45cm (rất hạn chế đốn đau).
3. Thời vụ đốn: Đốn tạo hình lần 1 tháng 5-6. Đốn tạo hình lần 2 hoặc đốn chè kinh doanh tháng 9-10.
4. Kỹ thuật đốn:
- Đốn tạo hình lần 1 dùng kéo cắt theo độ cao quy định.
- Đốn lần 2 và chè kinh doanh dùng dao sắc đốn theo độ cao đã ấn định trước, vết đốn tròn ngọt, mắt vết đốn hướng ra ngoài hàng, vết đốn không dập nát, hạn chế sửa vết đốn.
Trong các lần đốn phải chừa 1-2 cành bìa giúp cho cây không thay đổi sinh lý đột ngột, cây còn một phần bộ lá sinh trưởng sẽ không bị chết. Chè nứt mầm dài hơn 25cm thì đốn cành chừa. Sau khi đốn phải gỡ rong rêu vệ sinh vườn chè.
VI. KỸ THUẬT HÁI CHÈ:
Hái đúng kỹ thuật tạo cho cây chè sinh trưởng tốt, tăng năng suất và sản lượng chè.
1. Hái chè trong giai đoạn KTCB:
- Tạo hình chè sau đốn lần 1: Dùng kéo cắt tạo hình chè đã phát triển cao 50-55cm, dùng thước chữ “T” bấm bin 3 lần ở độ cao 50-55cm, sau đó hái san trật theo tuần. Hái 1 tôm + 2-3 lá non chừa lá cá + 1-2 lá thật.
- Tạo hình chè sau đốn lần 2: Khi trên mặt tán chè có >50% số búp cao hơn 20-25cm, dùng thước chữ “T” bấm bin 3 lần cách vết đốn 15cm, định hình ở độ cao 60-65cm. Sau đó hái theo tuần những búp đủ tiêu chuẩn có một tôm + 4 lá non, hái 1 tôm + 2-3 lá non chừa lá cá + 1-2 lá thật. Không hái móc, hái ép hái cành rìa tán thấp hơn mặt tán.
2. Hái chè trong giai đoạn kinh doanh:
- Hái chè đốn lửng: (Kỹ thuật hái như chè đốn tạo hình lần 2).
- Hái chè lưu: Hái khi trên mặt tán có 35% búp đủ tiêu chuẩn, hái 1 tôm + 2-3 lá non chừa 1 lá cá + 1-2 lá thật. Mùa mưa từ tháng 5-11 hái theo san trật 7 ngày/1 lứa, mùa khô hái 10-12 ngày/1lứa.
Hái chè phải kết hợp với dưỡng và sửa mặt, hái chừa cành bìa, không hái móc, giữa tán chè thường sinh trưởng mạnh hơn nên hái sát lá cá tạo mặt tán chè bằng phẳng, mau khép tán. Phải hái sạch búp mù, hái sạch búp hoặc lá sâu bệnh để mang mầm bệnh ra ngoài có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại chè.